Những mô hình phòng Marketing cho doanh nghiệp SMEs

mo-hinh-phong-marketing-cho-doanh-nghiep-smes

Đối với những mô hình doanh nghiệp khác nhau sẽ tương ứng với một cơ cấu phòng Marketing không giống nhau, vậy phòng marketing phù hợp cho một mô hình doanh nghiệp, khách hàng tiềm năng sẽ không biết đến thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp nếu không có hoạt động Marketing quảng bá thương hiệu.

Vậy một phòng Marketing cho doanh nghiệp SMEs sẽ có cơ cấu như thế nào? Chức năng của từng vị trí trong phòng Marketing là gì? Có bao nhiêu mô hình tổ chức phòng Marketing cho doanh nghiệp. Cùng TnA Marketing giải đáp:

PHÂN LOẠI PHÒNG MARKETING CHO DOANH NGHIỆP SMEs THEO NHU CẦU.

Phòng Marketing doanh nghiệp SMEs (Inhouse): sẽ trực tiếp chịu sự quản lý của doanh nghiệp như những phòng ban kế toán, phòng nhân sự, phòng kinh doanh. Thường phòng Marketing tại doanh nghiệp SMEs sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng phòng kinh doanh. Các vị trí Marketing thường sẽ là nhân viên content, nhân viên thiết kế, nhân viên digital marketing. Đôi khi chỉ 1 nhân sự Marketing kiêm nhiệm 3 vị trí trên. Các mô hình phòng marketing như vầy sẽ ít khi nhận nhiệm vụ lên chiến lược chung và phát triển kế hoạch chi tiết. Thay vào đó công việc sẽ chịu sự điều phối trực tiếp từ trưởng phòng kinh doanh.

phan-loai-nhu-cau-phong-marketing-cho-doanh-nghiep-smes

Phân loại phòng Marketing theo nhu cầu doanh nghiệp SMEs
(Ảnh: Internet)

Phòng Marketing doanh nghiệp SMEs thuê ngoài (Outsource): sẽ làm việc với tư cách 1 partner phát triển mảng truyền thông cho doanh nghiệp. Nhân sự thuê ngoài sẽ có đầy đủ các vị trí như giám đốc marketing (chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, xây dựng lộ trình truyền thông), Bộ phận sáng tạo (creative; designer, content); Bộ phận quảng cáo (digital marketing; booking pr; KOL & KOC Management).

Với mô hình này thì việc cam kết và xác định chất lượng hoạt động truyền thông sẽ rõ ràng hơn. Đội nhóm làm việc độc lập, tư phát triển kế hoạch, triển khai thực đi và chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về những mục tiêu KPIs đề ra.

PHÂN LOẠI THEO CHỨC NĂNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Giai đoạn Branding

Phong-marketing-thuc-hien-branding

Giai đoạn Branding
(Ảnh: Internet)

Doanh nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng thương hiệu sản phẩm. Ở giai đoạn này mọi mục tiêu của hoạt động Marketing đều hướng đến giải quyết các vấn đề như: làm sao gia tăng độ nhận biết của khách hàng về giá trị sản phẩm, làm sao để thương hiệu trở nên uy tín hơn trong mắt khách hàng. Từ đó bộ phận Marketing sẽ tập trung phát triển công việc xoay quanh checklist sau và các nhiệm vụ của Marketing thương hiệu cụ thể như sau:

  • Thiết lập, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu (logo, thông điệp truyền thông xuyên suốt, ấn phẩm khuyến mãi, sales kit vv) (Nhân viên designer).
  • Xây dựng câu chuyện cho thương hiệu và sản phẩm để tăng ảnh hưởng đến khách hàng (Nhân viên content marketing).
  • Đầu tư hoạt động truyền thông báo chí. (Chuyên viên PR)
  • Phát triển kênh truyền thông offline và online. (nhân viên marketing).

Giai đoạn nghiên cứu thị trường. 

Trước khi đưa ra các chiến lược tiếp thị mới, phòng Marketing cần phải nghiên cứu xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng thời điểm bây giờ, sức mua sản phẩm ra sao, môi trường cạnh tranh thế nào,… Từ đó xác định được phạm vị thị trường, cơ hội và thách thức phải đối mặt. Cụ thể: 

  • Tổng hợp các thông tin về nhu cầu thị trường, giá cả, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh. 
  • Nghiên cứu phân tích các thông tin thu được và đưa ra những đánh giá, kết luận. Đưa ra đề xuất về chiến lược nội dung, hình ảnh mới. 
  • Nghiên cứu phương thức tiếp cận mới phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp. 

Phát triển sản phẩm.

phong-marketing-phat-trien-san-pham

Giai đoạn Doanh nghiệp SMEs phát triển Sản phẩm
(Ảnh: Internet)

Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, chức năng của phòng Marketing trong phát triển sản phẩm mới cũng vô cùng quan trọng. Quá trình tạo ra một sản phẩm mới thường trải qua 8 giai đoạn sau đây:

  1. Đề ra các ý tưởng cho sản phẩm mới.
  2. Chọn lọc để tìm ra ý tưởng phù hợp nhất.
  3. Nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm.
  4. Dự tính mức lợi nhuận của sản phẩm.
  5. Đưa ra chiến lược tiếp thị cho sản phẩm mới.
  6. Phát triển sản phẩm.
  7. Thử nghiệm sản phẩm ngoài thực tế.
  8. Chính thức bán sản phẩm.

Cùng với việc phát triển sản phẩm, phòng Marketing cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, thiết lập kế hoạch Marketing Mix, kế hoạch bán hàng,… Trong quá trình thử nghiệm sản phẩm, bộ phận Marketing cũng cần thu thập những đánh giá, phản hồi từ khách hàng. Sau đó phân tích và đưa ra phương hướng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm mới tốt hơn, đáp ứng nhu cầu người mua hơn.

SƠ ĐỒ PHÒNG MARKETING CHO DOANH NGHIỆP SMEs

so-do-01-phong-marketing

Sơ đồ 01 phòng marketing cho doanh nghiệp SMEs

Với sơ đồ này, marketing team chịu sự quản lý trực tiếp từ trưởng phòng kinh doanh. Ở mô hình này, các hoạt động marketing sẽ chú trọng vào hoạt động quảng bá khai thác khách hàng tiềm năng (Marketing lead). Nhằm phục vụ nhu cầu bán hàng của đội sales trong doanh nghiệp.

so-do-02-phong-marketing

Sơ đồ 02 phòng marketing cho doanh nghiệp SMEs

Với sơ đồ này, mỗi Marketing team sẽ làm việc và chịu KPIs trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của đội nhóm. Vai trò của nhân sự Marketing trong đội thường chỉ có 1 người, kiêm nhiệm nhiều vai trò như sản xuất và thiết kế nội dung, quảng cáo, chăm sóc kênh social media vv. Thỉnh thoảng cũng sẽ có những nhân sự executive chia sẻ khối lượng công việc

CEO & Founder TnA Group
Mình là Võ Bá Tòng hiện đang là CEO & Founder của TnA Group. Trong website của công ty, mình chia sẻ các kiến thức về Mô hình phát triển nguồn vốn doanh nghiệp(Đầu tư tài chính), kiến thức về Marketing được đúc kết từ 12 năm kinh nghiệm làm trong ngành và triển khai dự ván phát triển nguồn vốn các tập đoàn đa ngành. Ngoài chia sẻ trên website, mình cũng quay khá nhiều video hằng tuần trên youtube để chia sẻ các chủ đề tương tự. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

icon zalo
0939.168.339