Sáng ngày 7/9 vừa qua, nhiều ngân hàng thương mại được thông báo hạn mức tín dụng mới của năm. vậy đây là liều thuốc an thần hay liều thuốc hồi sinh.
Xét về tổng quan:
– Vietcombank cho biết hạn mức tín dụng mới của cả năm là 17,7%. Hết tháng 8, tăng trưởng tín dụng 14,7%. Do đó, ngân hàng còn dư địa cho vay mới 3% trong 4 tháng còn lại của năm.
– Với Agribank, ngân hàng 100% vốn nhà nước, cũng vừa được nới thêm room 3,5% so với mức cũ là 7%.
– Sacombank được giao thêm room 4% so với hạn mức cũ là 7%.

Một số ngân hàng như Vietcombank, Agribank, Sacombank nới thêm room tín dụng trung bình từ 3%-4% (Ảnh: Internet)
Nhìn chung việc nới lỏng tín dụng vẫn còn đang rất hạn chế. Sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp cần thúc đẩy tiến độ phát triển hoạt động kinh doanh. Cho nên, tín dụng 2 quý đầu năm tăng trưởng mạnh.
TÍN DỤNG DÀNH CHO AI?
Vẫn là câu chuyên cũ, các khoản vay NH vẫn còn biên lệch lớn từ giữa doanh nghiệp SMEs so với doanh nghiệp quy mô lớn.
Đồng vốn tín dụng vẫn còn là sân chơi 1 chiều. Trong khi, tại V.N nhóm doanh nghiệp SMEs chiếm tỷ trọng lớn. Các doanh nghiệp SME đóng góp tới 30% – 53% tổng thu nhập GDP và sản xuất 19 – 31% tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tính đến tháng cuối tháng 7/2022.
NHỮNG GÃ KHỔNG LỒ “BOM XỊT”
Trong năm qua, chúng ta chứng kiến nhiều gã khổng lồ phải ngã ngựa. Đại dịch covid giống 1 đợt càn quét, những chân tướng về sức mạnh tài chính, nhược điểm về các khoản dự phòng rủi ro tài chính. Kéo theo 1 bộ sậu về lổ hổng trong hành chính, từ các đơn vị kiểm toán theo chỉ định của UBCK, Đơn vị thẩm định TS, quy trình xét duyệt hs IPO cho doanh nghiệp, cả 1 hệ thống checklist chỉ để “kiểm soát rủi ro” cho nhà đầu tư.

Nhiều gã khổng lồ phải ngã ngựa khi lộ chân tướng về sức mạnh tài chính, nhược điểm về các khoản dự phòng rủi ro tài chính khi dịch Covid bùng nổ. (Ảnh: Internet)
Thị trường lớn, nhưng gốc trễ chỉ nằm vài mã ck xoay quanh các nhóm ngành cty ck, Bank, tập đoàn có tiếng.
DOANH NGHIỆP SMEs CŨNG CẦN “NÂNG CẤP” CHÍNH MÌNH.
– Nâng cao năng lực nguồn vốn CSH, tăng TS doanh nghiệp: để tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính
– Đưa công nghệ vào sản xuất và vận hành để có thể tham gia vào CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU.
– Thay đổi góc nhìn quản trị: Sẽ không ai mua hàng nếu họ không biết gì về sản phẩm của bán. Marketing là 1 phần trong việc quáng bá, đưa sản phẩm đến tay người dùng. Ngày nay, Marketing không chỉ là Branding. Và việc tiếp cận với hoạt động Marketing cũng không chỉ là sân chơi của doanh nghiệp lớn. Vẫn có những hoạt động Marketing giành cho doanh nghiệp SMEs, các nền tảng quảng cáo vẫn có ngân sách nhỏ, các phương pháp tối ưu chi phí tiếp cận người dùng mà vẫn không cần các chiến dịch quảng bá tốn nhiều tiền: Booking KOL, Digital LCD, OOH, Viral TVC.

Marketing không chỉ là sân chơi của doanh nghiệp lớn, vẫn có những hoạt động Marketing thích hợp cho doanh nghiệp SMEs.(Ảnh: Internet)
– Lãnh đạo chệch hướng: nhiều doanh nghiệp SMEs bỏ qua việc xây dựng giá trị cốt lõi của mình. Bao gồm: năng lực nhân sự, năng lực sản xuất, xây dựng định hướng mục tiêu phát triển kinh doanh, nâng cao kiến thức lãnh đạo, tôn trọng năng lực chuyên môn.
THỊ TRƯỜNG CẦU NHIỀU HƠN CUNG NHƯNG VẪN CẦN KIỂM SOÁT LẠM PHÁT.
Mặc dù nhu cầu tín dụng của nền kinh tế rất cao sau dịch, Ngân hàng Nhà nước buộc phải thận trọng khi cấp hạn mức tín dụng. Việc kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá trong bối cảnh kinh tế thế giới khó lường khiến cơ quan này rơi vào thế khó.
Đối diện với giai đoạn tăng trưởng chậm trong giai đoạn tới, lãnh đạo các ngân hàng nên đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, tái cấu trúc lại danh mục cho vay và đẩy mạnh các dịch vụ mới, cân đối lại nguồn chính sách tín dụng hài hoà hơn giữa doanh nghiệp SMEs và doanh nghiệp quy mô lớn. Trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng không dễ dãi, các doanh nghiệp theo đó, cũng nên xem xét lại cấu trúc nguồn vốn, vốn vay không chỉ đến từ Ngân hàng, còn có các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính khác, phát triển vốn thông qua hợp đồng BCC hợp tác đầu tư mua cổ phần chủ sở hữu, hợp tác đầu tư mua lại cổ phiếu vv Đặc biệt khi kinh tế thế giới có nhiều diễn biến khó lường.