Hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, đã có nhiều doanh nghiệp chú trọng hơn về việc làm Brand Marketing. Việc triển khai phát triển thương hiệu cũng quan trọng không kém so với tập trung quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Vậy bạn đã thực sự hiểu được bản chất của Brand Marketing là gì ? Một người làm Brand Marketing giỏi cần hội tủ những yếu tố nào ? Hãy cùng TnA Group tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi trên trong bài viết sau.
Giải đáp câu hỏi Brand Marketing là gì?
Về bản chất, Brand Marketing là việc lên kế hoạch quảng bá một dịch vụ, sản phẩm đến với khách hàng thông qua việc phát triển thương hiệu. Một thương hiệu chưa ổn định sẽ thường xuyên thay đổi cách tiếp cận của nói với khách hàng. Vì vậy cũng không có được tính đồng nhất và xuyên suốt trong quá trình phát triển.
Với những thương hiệu hàng đầu thế giới như Apple, SamSung,… họ sẽ đẩy mạnh phát triển thương hiệu cho từng dòng sản phẩm riêng lẻ. Tuy nhiên, chúng đều có sự gắn kết mật thiết với thương hiệu mẹ khai sinh ra mình.
5 modules chính của Brand Marketing là gì ?
Nhiệm vụ chính của Brand Marketing là làm sao để ngày càng có nhiều khách hàng biết tới và ưa chuộng thương hiệu. Từ đó, người dùng sẽ tin tưởng và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn mua một sản phẩm từ hãng. Theo cách hiểu này, Brand Marketing không chỉ là một hoạt động đơn thuần như xây dựng quảng cáo, khuyến mãi. Thực tế, Brand Marketing sẽ được chia làm 5 modules chính là: Target Consumers Understanding, Brand Strategy Planning, Effectiveness Tracking & Optimizing, Marketing Support, Brand Marketing Implementation.
Những công việc cụ thể để thực hiện Brand Marketing là gì ?
Như đã nói ở trên, Brand Marketing không giống với việc quảng cáo sản phẩm thông thường. Dưới đây là những công việc cụ thể để thực hiện Brand Marketing:
- Tiến hành thu thập, nghiên cứu dữ liệu về thị trường chính mà thương hiệu đang nhắm tới.
- Phân tích thị trường nhằm định vị thương hiệu, tìm ra Insight của khách hàng để chuyển hóa thành hoạt động Marketing.
- Hoạch định chiến lược xâm nhập thị trường phù hợp.
- Đảm bảo sự nhất quán giữa thương hiệu và tầm nhìn, định hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Lên ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông nhằm support thương hiệu.
- Giám sát các hoạt động Marketing, quảng cáo để đảm bảo tính nhất quán với sản phẩm đang bày bán.
- Lên kế hoạch dự phòng với những rủi ro có thể xảy ra nhằm tìm kiếm biện pháp xử lý kịp thời.
- Đo lường, đánh giá hiệu suất của chiến dịch để rút ra bài học và kinh nghiệm.
5 Kỹ năng Brand Marketing nào cũng cần có để thành công
Để quá trình quảng bá thương hiệu được hiệu quả, Brand Marketer nào cũng cần nắm được những kỹ năng sau đây:
- Nắm bắt được đối thủ mà thương hiệu đang đối đầu trực tiếp: Người làm Brand Marketing cần nắm được những dữ liệu liên quan đến quản trị thương hiệu của những đối thủ khác.
- Định vị được thương hiệu của mình: Việc định vị doanh nghiệp sẽ dựa trên những nghiên cứu về thị trường nhằm đưa ra thông điệp ngắn gọn, hấp dẫn và khác biệt hoàn toàn so với đối thủ.
- Hoàn thiện chiến lược thương hiệu: Người làm Brand Marketing xuất sắc cần xây dựng được những nguyên tắc tổng thể. Từ đó đảm bảo được các kế hoạch có thể bổ trợ được cho thương hiệu trong hiện tại và tương lai.
- Nắm được cách quản lý thương hiệu: Việc quản lý thương hiệu sẽ liên quan mật thiết với các nguyên tắc thương hiệu ở từng bộ phận và từng trường hợp khác nhau.
- Có khả năng quản lý dự án: Ngoài ra, người làm Brand Marketing cũng cần đảm bảo được tính xuyên suốt của một dự án từ khi lên kế hoạch cho tới bước đo lường truyền thông.
Phân biệt sự khác nhau giữa Brand Marketing và Trade Marketing
Trade Marketing được hiểu là một chuỗi những hoạt động của doanh nghiệp tổ chức, xây dựng chiến lược ngành hàng, thương hiệu thông qua những kênh phân phối. Còn Brand Marketing lại là hoạt động nhằm củng cố niềm tin và xây dựng thế mạnh xoay quanh thương hiệu.
Sau khi tìm hiểu về khái niệm của hai hình thức tiếp thị này, chúng ta có thể thấy điểm khác biệt giữa Brand Marketing và Trade Marketing:
- Khác biệt giữa đối tượng mục tiêu mà chiến dịch nhắm tới.
- Khác biệt giữa hoạt động triển khai chiến dịch.
Thu nhập của nghề Brand Marketing bao nhiêu ?
Mức thu nhập cho vị trí Brand Marketing còn phụ thuộc vào tính chất, phạm vi của công việc và quy mô doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là mức thu nhập trung bình của nghề Brand Marketing mà chúng tôi tổng hợp được:
- Vị trí thực tập sinh sẽ có mức lương cơ bản từ 3 – 5 triệu VNĐ.
- Vị trí sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương dao động từ 8 – 10 triệu VNĐ.
- Vị trí chuyên viên Marketing với 1-2 năm kinh nghiệm sẽ có lương từ 10 – 15 triệu VNĐ.
- Vị trí Brand Manager sẽ có mức lương dao động trong khoảng: 15 – 22 triệu VNĐ.
- Brand Manager với 5 năm kinh nghiệm trở lên có thể sở hữu mức thu nhập lên tới 30 triệu VNĐ/tháng.
Xem thêm: Giải đáp câu hỏi Mass Marketing là gì và cách để nắm bắt thị trường
Lời kết
Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về câu hỏi Brand Marketing là gì. Hãy tiếp tục ủng hộ website của TnA Group để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích khác.