Với những Marketer mới vào nghề, khái niệm CPA có lẽ vẫn còn tương đối xa lạ. Đây là một thuật ngữ trong ngành hết sức quan trọng mà bất kỳ ai làm Marketing cũng phải nắm rõ. Vậy cụ thể trong công cuộc tiếp thị, CPA là gì và có sức ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp ? Hãy cùng TnA Group tìm kiếm lời giải cho câu hỏi trên trong bài viết sau đây.
Thuật ngữ CPA là gì, CPA Marketing là gì ?
Để hiểu được CPA là gì, chúng ta cần đi sâu vào phân tích về khái niệm này. Về bản chất, CPA là viết tắt của cụm từ Cost Per Action và có thể hiểu là chi phí sau mỗi lần khách hàng thực hiện thao tác. Với những hình thức khác như Affiliate Marketing, bạn sẽ được tính hoa hồng sau khi khách hàng mua sản phẩm thông qua đường link được cung cấp. Còn với CPA, việc kiếm tiền lại trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Cụ thể với CPA, khi chiến dịch quảng cáo được bắt đầu, mọi hành động của khách hàng như đăng ký tài khoản, tải phần mềm, liên kết,… đều có thể quy thành hoa hồng. Nhờ vậy, đơn vị kinh doanh có thể dễ dàng có được doanh số mà không cần bỏ ra quá nhiều công sức.
Những hình thức phổ biến trong Marketing của CPA là gì ?
Sau khi hiểu được về khái niệm CPA là gì, bạn cũng cần nắm được những hình thức CPA phổ biến hiện nay. Để đảm bảo tính công bằng trong việc ăn chia lợi nhuận, CPA có 3 hình thức tính phí hoa hồng như sau:
- Cost Per Lead (CPL): Đây là khoản phí hoa hồng bạn được nhận khi khách hàng hoàn thành một hoạt động trên Website mà nhà quảng cáo yêu cầu. Những hoạt động đó có thể là: điền thông tin, điền form khảo sát thị trường,…
- Cost Per Install (CPI): Dạng hoa hồng này được áp dụng đối với những ứng dụng được nhà quảng cáo cung cấp. Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay kho ứng dụng đã có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau. Nhiệm vụ của đơn vị kinh doanh là tiếp cận, thu hút khách hàng theo dõi và cài đặt App. Với mỗi lần cài đặt thành công, bạn đều sẽ nhận được khoản phí hoa hồng.
- Cost Per Sale (CPS): Với CPS, bạn sẽ được thanh toán phí hoa hồng mỗi khi khách hàng mua sản phẩm thành công. Số tiền nhận được cho mỗi sản phẩm là tương đối cao, vì vậy nên hình thức này đang được rất nhiều doanh nghiệp chọn lựa.
Vai trò cụ thể của CPA trong Marketing là gì ?
CPA đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mô hình này sẽ cung cấp những số liệu chính xác về chi phí truyền thông cũng như hiệu quả của việc tiếp thị. Đây là điều mà những hình thức Marketing trước đây khó có thể thực hiện ổn định. Hơn thế nữa, hiện nay nhiều doanh nghiệp còn sở hữu công thức riêng giúp tính toán chi phí đầu tư hiệu quả hơn. Nhờ vậy, có thể xây dựng được những chiến dịch có độ hiệu quả cao với chi phí đầu tư vừa phải.
Phân tích những ưu và nhược điểm của CPA trong Marketing
Là hình thức tiếp thị đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những ưu điểm sau đây của CPA:
- Sở hữu công thức chi tiết, rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý lợi nhuận, chi phí khi khởi động chiến dịch.
- Quảng cáo hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của khách hàng quan tâm tới dịch vụ, tuy nhiên không bắt buộc phải hoàn tất giao dịch.
Tuy nhiên bên cạnh đó CPA vẫn còn một vài hạn chế nhất định mà bạn cần phải lưu ý như:
- Để khách hàng tương tác, thực hiện hành động thì bài quảng cáo của bạn phải thực sự hấp dẫn, lôi cuốn.
- Đòi hỏi đơn vị vận dụng cần có vốn hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực Marketing.
Phân biệt điểm khác nhau giữa CPA và CPM, CPC
Hiện nay, CPA, CPM và CPC là những thuật ngữ được dùng rất nhiều trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Dựa vào 3 chỉ số này, bạn có thể trực tiếp đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo mà mình đang thực hiện. Chúng ta có thể phân biệt giữa CPA và CPM, CPC dựa theo khái niệm của chúng:
- CPM: CPM hay Cost Per Impression là giá mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
- CPC: Cost Per Click là thuật ngữ dùng để chỉ của số lần nhấp chuột của người dùng tại các đường dẫn sản phẩm.
Hướng dẫn tối ưu CPA hiệu quả để tăng tỉ lệ chuyển đổi
Sau khi nắm được rõ CPA là gì, TnA Group sẽ gửi tới bạn cách tối ưu CPA hiệu quả giúp thu về tỷ lệ chuyển đổi cao:
- Chủ động phân vùng nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể.
- Phân tích kỹ lưỡng về Insight của nhóm khách hàng mục tiêu.
- Nghiên cứu, cải thiện chất lượng của quảng cáo để thu hút được khách hàng.
- Tối ưu Landing Page của doanh nghiệp để chuyển đổi người truy cập thành Lead.
- Học cách tận dụng chiến lược Email Marketing.
Lời kết
Hy vọng rằng những chia sẻ phía trên của TnA Group đã phần nào giải đáp được câu hỏi CPA là gì. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ website của chúng tôi để nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.