Trong ngành truyền thông tiếp thị, mọi nỗ lực đầu tư vào chiến dịch đều xuất phát từ mục tiêu Marketing. Tuy nhiên đôi khi điều này cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu không tận dụng đúng cách. Một mặt, việc nâng cao tiêu chuẩn có thể khiến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến lợi ích của công ty vượt quá nhu cầu của khách hàng. Vậy làm thế nào để đặt mục tiêu hợp lý trong quá trình Marketing ? Hãy cùng TnA Group khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Giải thích khái quát về mục tiêu Marketing
Mục tiêu Marketing có thể hiểu là tiêu chuẩn mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong một mốc thời gian cụ thể. Thông thường, đây sẽ là mục tiêu đặt ra khi quảng bá một sản phẩm, dịch vụ mới đến với nhóm khách hàng tiềm năng. Cụ thể hơn, mục tiêu đó có thể là nhiệm vụ, KPI, hạn ngạch, hoặc những tiêu chuẩn khác dựa trên kết quả đo lường thu thập được.
Tìm hiểu về khái niệm Objective trong Marketing là gì?
Khái niệm Marketing Objective có thể được hiểu là những mục tiêu được đặt ra để đảm bảo nguyên tắc SMART cụ thể nhằm có được định hướng rõ ràng và target trực tiếp vào khách hàng. Nói đơn giản, Objective là những thứ mà doanh nghiệp cố gắng hoàn thành được xây dựng cụ thể, rõ ràng, có thời gian và cách thức thực hiện.
Phân loại từng mục tiêu Marketing cụ thể
Tùy vào định hướng phát triển của doanh nghiệp, mục tiêu Marketing có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau đây:
- Nhóm mục tiêu xây dựng thương hiệu, cung cấp giá trị dịch vụ cho khách hàng.
- Nhóm mục tiêu nâng cao chất lượng quảng bá sản phẩm, truyền thông.
- Nhóm mục tiêu gia tăng khả năng quản trị Marketing của doanh nghiệp.
Hai mục tiêu chính cần đạt được trong quá trình Marketing là gì?
Để quá trình tiếp thị diễn ra suôn sẻ, mọi doanh nghiệp đều cần phải thực hiện được hai mục tiêu chính sau đây:
- Hướng tới việc gia tăng doanh số kinh doanh: Đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của những tổ chức kinh doanh. Thông thường, doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn khi đưa ra mục tiêu tăng doanh số theo tỉ lệ nhất định. Vì vậy, càng đặt ra mục tiêu cụ thể thì quá trình thực hiện sẽ càng thuận lợi, dễ dàng.
- Nâng cao giá trị của thương hiệu trong ngành: Một doanh nghiệp mới, non trẻ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Vì vậy, mục tiêu cần quan tâm lúc này chính là làm cách nào để nâng cao giá trị thương hiệu, tăng độ phủ sóng của bản thân trong lĩnh vực mà mình đang trực tiếp cạnh tranh.
Hướng dẫn cách đặt mục tiêu Marketing hiệu quả
Tùy theo nhu cầu của từng doanh nghiệp mà mục tiêu đặt ra sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chia chúng thành 3 nhóm sau đây:
- Mục tiêu truyền thông: Đây là tiêu chí cần thiết cho những doanh nghiệp đang hướng tới sự chú ý của khách hàng. Nó sẽ giúp thay đổi nhận thức của người dùng về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
- Mục tiêu kinh doanh: Dạng mục tiêu Marketing này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp đang cần tập trung gia tăng doanh số, lợi nhuận. Việc thiết lập mục tiêu kinh doanh sẽ cần xoay quanh 3 yếu tố là: Sự tăng trưởng, Thị phần và Doanh số.
- Mục tiêu tiếp thị: Đây là dạng mục tiêu có thể trực tiếp ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng sau khi bị tác động bởi những tiêu chí như: Lượng tiêu thụ, Giá trị sử dụng, Mức độ gia nhập thị trường,…
Vai trò cụ thể của mục tiêu Marketing đối với doanh nghiệp ?
Đối với doanh nghiệp, việc đặt ra mục tiêu Marketing mang lại rất nhiều lợi ích như:
- Cải thiện tỉ lệ gia nhập thị trường của doanh nghiệp.
- Nâng cao giá trị sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Nâng cao giá trị trung thành đối với nhóm khách hàng quen thuộc.
- Đơn giản hóa việc đạt được những mục tiêu nhỏ lẻ trong kinh doanh.
Cách đặt mục tiêu đúng chuẩn tiêu chí SMART (The SMART Goals Framework)
Mục tiêu SMART được hiểu là những mục tiêu thực tế mà doanh nghiệp có thể áp dụng để trở thành mục tiêu Marketing. Dưới đây là cách đặt minh tiêu chuẩn tiêu chí SMART mà TnA Group muốn gửi tới bạn:
- Sở hữu tính cụ thể (Specific).
- Có khả năng đo lường (Measurable).
- Có khả năng thực hiện trong điều kiện thực tế (Attainable).
- Liên quan những xu hướng khác trong ngành (Relevant).
- Cân nhắc yếu tố thời gian (Time).
7 mục tiêu Marketing quan trọng đối với doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên, mục tiêu Marketing có thể bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là tổng hợp 7 mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp khi thực hiện chiến dịch Marketing:
- Gia tăng độ nhận diện của thương hiệu đối với khách hàng.
- Thu hút được nhóm khách hàng tiềm năng của riêng mình.
- Đủ khả năng để làm nhà lãnh đạo tư tưởng.
- Gia tăng giá trị của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Cải thiện giá trị SEO đến mức tối đa.
- Gia tăng tầm ảnh hưởng của thương hiệu trên MXH.
- Ưu tiên cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về mục tiêu Marketing mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Hy vọng rằng qua bài viết của TnA Group, bạn đã có được lời giải và tìm ra mục tiêu của riêng mình trong chặng đường phát triển thương hiệu.