Tìm hiểu chi tiết về chiến lược xúc tiến trong Marketing

Giải thích về khái niệm chiến lược xúc tiến là gì?

Trong quá trình Marketing, xúc tiến được coi là chìa khóa giúp doanh nghiệp định vị được thương hiệu của mình. Nó là sự tổng hợp của những hoạt động liên quan đến thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, thông tin, giải pháp tiêu thụ giúp doanh nghiệp đạt được thành công về mặt truyền thông. Vậy cụ thể chiến lược xúc tiến là gì và được áp dụng như thế nào ? Câu trả lời sẽ có trong bài viết được tổng hợp bởi TnA Group ngay dưới đây.

Giải thích về khái niệm chiến lược xúc tiến là gì?

Chiến lược xúc tiến hay Promotion Strategy là hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình quảng cáo, lan truyền thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để nâng cao hình ảnh thương hiệu, gia tăng sự tin tưởng đối với khách hàng. Nói ngắn gọn, xúc tiến chính là tiền đề giúp doanh nghiệp định vị được thương hiệu của mình trên thị trường. 

Giải thích về khái niệm chiến lược xúc tiến là gì?
Giải thích về khái niệm chiến lược xúc tiến là gì?

Tìm hiểu về vai trò của chiến lược xúc tiến đối với doanh nghiệp

Trong thời đại ngại nay, thị trường kinh doanh đang trở nên vô cùng khốc liệt. Việc doanh nghiệp chỉ có được một sản phẩm tốt thôi là chưa đủ. Thêm vào đó, các đơn vị kinh doanh cũng cần nỗ lực hơn cho các hoạt động xúc tiến nhằm truyền bá giá trị của sản phẩm tới khách hàng.

Theo xu hướng của thị trường, những chiến lược xúc tiến bán hàng trên nền tảng công nghệ số đang rất được ưa chuộng. Điều đó đã tạo nên sự thành công vượt trội không chỉ trong hoạt động Marketing mà còn đối với việc kinh doanh, bán hàng. Cụ thể, chiến lược xúc tiến nắm giữ những vai trò sau đây đối với doanh nghiệp:

  • Xây dựng khả năng nhận thức của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Gia tăng khả năng tiếp cận và giao dịch đối với nhóm khách hàng đang là mục tiêu.
  • Tác động trực tiếp tới hành vi, quyết định mua sắm của khách hàng.

Mục tiêu của chiến lược xúc tiến trong Marketing

Với mọi doanh nghiệp, việc xúc tiến thương mại đều được thực hiện với 3 mục tiêu chính sau đây:

  • Truyền đạt một cách nhanh chóng, rõ ràng những thông tin về doanh nghiệp đến với khách hàng.
  • Thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, giúp gia tăng doanh số bán ra của doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh với những đối thủ trực tiếp trên thị trường.
Mục tiêu của chiến lược xúc tiến trong Marketing
Mục tiêu của chiến lược xúc tiến trong Marketing

6 công cụ của chiến lược xúc tiến trong Marketing

Trong Marketing, chúng ta có tất cả 6 công cụ khác nhau để triển khai chiến lược xúc tiến. Tuy nhiên để có thể vận dụng một cách tối ưu nhất, doanh nghiệp cần nắm được bản chất của từng loại công cụ:

  • Quảng cáo: Công cụ này bao gồm toàn bộ các hình thức truyền thông với mục đích đề cao chất lượng ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ.
  • Bán hàng cá nhân: Bản chất của việc này chính là người bán hỗ trợ khách hàng nhằm tạo thiện ảnh, ảnh hưởng tới quyết định mua sắm trong tương lai.
  • Quan hệ công chúng: Đây là hình thức truyền thông gián tiếp giúp duy trì hình ảnh của doanh nghiệp đối với công chúng. 
  • Marketing trực tiếp: Đây là công cụ xúc tiến trong Marketing tương đối mới lạ, có phạm vi hoạt động rộng lớn.
  • Marketing tương tác: Tiếp thị tương tác là hình thức truyền thông giúp doanh nghiệp có cơ hội hiểu hơn về hành vi của khách hàng mục tiêu.

5 chiến lược xúc tiến phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Dưới đây là 5 chiến lược xúc tiến phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay mà TnA Group đã tổng hợp được:

  • Tiếp thị nội dung: Đây là chiến lược quan trọng hàng đầu giúp đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. 
  • Truyền thông xã hội: MXH đang ngày càng chứng minh được vị thế của mình. Chính vì vậy việc xúc tiến bán hàng tại những nền tảng này sẽ là một nước đi khôn ngoan.
  • Email Marketing: Chiến dịch xúc tiến bằng Email sẽ xoay quanh việc gửi tới khách hàng những thông tin có giá trị qua hòm thư điện tử.
  • Tổ chức những sự kiện lớn: Cách làm này có thể giúp thương hiệu xây dựng được một nền tảng vững chắc, qua đó lôi kéo được nhiều khách hàng trung thành.
  • KOL Marketing: Chiến lược xúc tiến này đang trở thành xu hướng những năm gần đây. Với KOL, bạn có thể dễ dàng thu hút thêm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lượt khách hàng mới theo dõi sản phẩm.

5 bước xây dựng chiến lược xúc tiến hiệu quả

Để chiến lược xúc tiến đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn có thể tham khảo quy trình 5 bước thực hiện sau đây:

  • Bước 1: Xác định ai sẽ là đối tượng tiếp nhận thông tin.
  • Bước 2: Xác định phản ứng, trạng thái của đối tượng nhận thông tin.
  • Bước 3: Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với hướng đi hiện tại của doanh nghiệp.
  • Bước 4: Chọn ra một thông điệp phù hợp đáp ứng được cả 3 tiêu chí nội dung, cấu trúc thông điệp và tiêu chí thông điệp.
  • Bước 5: Thu thập đầy đủ những thông tin phản hồi tới từ khách hàng để có những điều chỉnh phù hợp.
5 bước xây dựng chiến lược xúc tiến hiệu quả
5 bước xây dựng chiến lược xúc tiến hiệu quả

Lời kết

Hy vọng rằng những thông tin mà TnA Group mang lại đã giúp bạn hiểu được chiến lược xúc tiến là gì và cách xây dựng chiến lược hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ website của chúng tôi để nhận thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *